Cây Atiso đỏ – Nguồn gốc, đặc điểm, cách dùng và công dụng cho sức khỏe

Cây Atiso đỏ là cây thảo dược nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý bởi những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. Hiện nay, cây dược liệu đang được trồng phổ biến rộng rãi ở nhiều khu vực và được nhiều tiêu dùng cực kỳ ưa chuộng. Những sản phẩm từ cây Atiso đỏ hay chính là bụp giấm được bán rất chạy trên thị trường.

Vậy, cây Atiso đỏ – Nguồn gốc, đặc điểm, cách dùng và công dụng là gì? Cùng theo dõi bài viết này, Vua Atiso sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin chi tiết, cụ thể để gửi đến bạn nhé.

Tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm thực vật của cây Atiso đỏ

Cây Atiso đỏ - Nguồn gốc, đặc điểm, cách dùng và công dụng cho sức khỏe 1
Tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm thực vật của cây Atiso đỏ

Nguồn gốc xuất xứ

Trước tiên, ta cùng đến với nguồn gốc xuất xứ của cây Atiso đỏ. Atiso đỏ lần đầu tiên được trồng ở Malaysia, Ấn Độ và một số vùng khác thuộc Châu Phi. Xuyên theo con đường mua bán nô lệ đến Thái Bình Dương, đến những khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới ở Brazil, Mexico, Trung Mỹ, miền Tây Ấn Độ. Chính vì điều này mà cây Atiso đỏ đã sớm du nhập vào Việt Nam ta đầu những năm của thế kỷ 20.

Cho đến ngày nay, Atiso đỏ đã được trồng ở rất nhiều nơi trên toàn quốc. Cây phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường sống của nước ta. Tuy nhiên, do được thiên nhiên ưu đãi một nền khí hậu ôn hòa, tốt đẹp nên cây Atiso đỏ được trồng nhiều nhất vẫn là ở thành phố Đà Lạt.

Diện tích trồng Atiso đỏ ngày càng được rộng mở đến một số nơi như Phú Thọ, Sapa hay Bình Thuận,…

Đặc điểm thực vật

Về đặc điểm thực vật, điều đầu tiên đáng nhắc đến đó là cây Atiso đỏ sống năm một, nghĩa là hàng năm. Chiều cao trung bình của cây rơi vào khoảng từ 1.5m đến 2m. Thân cây có sự phân nhánh nhiều ở sát gốc, màu tím nhạt và bóng. Lá hình trứng, răng cưa nhỏ và đều.

Trong thực tế, cây Atiso đỏ có tập tính mọc đơn lẻ, hoa thường có xu hướng mọc ở vị trí nách lá và gần như chúng không có cuống. Tràng màu vàng, hồng hoặc tía. Đôi lúc, tràng cũng có thể màu trắng. Khi hoa tàn sẽ lộ ra những quả Atiso màu đỏ sẫm rất đẹp mắt.

Quả nang hình trứng, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông thô, có thêm một đài xanh được gắn liền với quả. Thời gian cây ra hoa thường bắt đầu và kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10 trong năm.

Giá trị dinh dưỡng của cây Atiso đỏ

Cây Atiso đỏ - Nguồn gốc, đặc điểm, cách dùng và công dụng cho sức khỏe 2
Giá trị dinh dưỡng của cây Atiso đỏ

Được mệnh danh là cây thảo dược mà nhiều người yêu thích, Atiso đỏ mang đến rất nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Hàm lượng dưỡng chất trong 100gram quả Atiso có:

  • Tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể: 49kcalo.
  • Cacbonhydrate: 11.31g.
  • Chất béo: 0.64g.
  • Chất đạm: 0.96g.
  • Vitamin A: 14mg.
  • Vitamin B1: 0.01mg.
  • Vitamin B2: 0.03mg.
  • Vitamin B3: 0.3mg.
  • Vitamin C: 12mg.
  • Canxi: 215mg.
  • Photpho: 37mg.
  • Sắt: 1.48mg.
  • Magie: 51mg.

Công dụng của cây Atiso đỏ cho sức khỏe con người

Cây Atiso đỏ - Nguồn gốc, đặc điểm, cách dùng và công dụng cho sức khỏe 3
Công dụng của cây Atiso đỏ cho sức khỏe con người

Không tự dưng mà cây Atiso đỏ được chào đón và được trồng rộng rãi, phổ biến trên khắp các vùng miền của tổ quốc ta. Nguyên do là vì loài cây thảo dược mang đến nhiều công dụng tuyệt vời, từ làm cây cảnh cho đến làm thực phẩm và làm thuốc trong Đông Y.

Theo giới Đông Y, hoa Atiso đỏ có tính mát, vị hơi thanh, chua và hương thơm rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Toàn bộ bộ phận trên cây Atiso đỏ đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cho con người chúng ta.

Khác hoàn toàn với Atiso xanh nói chung hay Atiso xanh ngâm rượu nói riêng. Vậy, công dụng, lợi ích của từng bộ phận trên Atiso đỏ là gì?

Công dụng của tinh dầu hạt cây Atiso đỏ

Trước tiên, tinh dầu là sản phẩm được ép ra từ chính hạt của cây Atiso đỏ. Theo rất nhiều chuyên gia và nghiên cứu khoa học, tinh dầu chứa loạt chất với khả năng chống nám, làm đẹp cực kỳ hiệu quả. Phải kể đến đó là Trychophyton, Asspergillus, Cryptococcus và nhiều hoạt chất với công dụng tương tự nữa.

Bên cạnh đó, tinh dầu hạt cây Atiso đỏ còn có khả năng giúp kháng khuẩn an toàn, tự nhiên. Có được điều đó là nhờ các thành phần hoạt chất bên trong của hạt.

Công dụng của đài hoa

Bộ phận tiếp theo trên cây Atiso đỏ đó là đài hoa. Phải nói rằng, đài hoa Atiso đỏ có chứa rất nhiều những tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Gồm có:

  • Đài hoa giúp ngăn ngừa, phòng các cơn co thắt tử cung.
  • Hỗ trợ trong việc cải thiện, nâng cao sức khỏe của gan.
  • Gia tăng thị lực.
  • Ngăn ngừa hình thành các tế bào ung thư nguy hiểm.
  • Làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Nhiều gia đình dùng đài hoa phơi khô rồi làm trà uống thường xuyên, đều đặn mỗi ngày để giúp:

  • Ngăn ngừa tình trạng lão hóa.
  • Hỗ trợ ổn định mỡ máu đối với những người bị mỡ máu cao.
  • Hỗ trợ chị em phụ nữ lấy lại vóc dáng.
  • Cải thiện hệ miễn dịch.

Công dụng của lá cây

Trong đời sống hằng ngày, lá cây thảo dược được sử dụng như là một loại rau có vị chua, thanh. Ngoài chế biến món ăn, lá còn được dùng để làm siro uống giải nhiệt. Việc sử dụng lá cây Atiso đỏ cũng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe không kém. Tiêu biểu đó là kích thích đi tiểu, bảo vệ sức khỏe gan, làm rượu vang, làm canh, làm siro,..

Công dụng của hoa

Hoa hay quả Atiso đỏ luôn là một bộ phận đáng mong đợi bởi đây là nơi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giá trị nhất. Song, cũng là bộ phận mà khi sử dụng sẽ mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe của mọi người. Chính vì vậy thường được dùng ngâm rượu và quả atiso ngâm rượu có tác dụng gì hẳn ai cũng đã biết.

  • Nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa.
  • Bảo vệ chức năng của gan.
  • Hỗ trợ làm đẹp da, mang đến một làn da mịn màng, tươi sáng, ít mụn.
  • Làm giảm bớt những bệnh có liên quan đến đường hô hấp.
  • Ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh huyết áp.
  • Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc tố, tăng cường hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể.

Bên cạnh đó, do hoa có màu đỏ rất đẹp nên thường được chọn để làm màu nhuộm thực phẩm một cách an toàn.

Hướng dẫn một số cách dùng cây Atiso đỏ đơn giản tại nhà

Cây Atiso đỏ - Nguồn gốc, đặc điểm, cách dùng và công dụng cho sức khỏe 4
Hướng dẫn một số cách dùng cây Atiso đỏ đơn giản tại nhà

Để sử dụng cây Atiso đỏ thực tế không hề khó mà thậm chí còn có rất nhiều cách, rất nhiều món cho mọi người chọn lựa. Dưới đây, Vua Atiso sẽ chia sẻ đến bạn một vài công thức đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà vẫn mang lại lợi ích cho sức khỏe tuyệt đối.

Nấu siro Atiso đỏ

Đối với cách dùng này, bạn cần chuẩn bị khoảng 2kg hoa Atiso đỏ, 1kg đường phèn đã được giã nhỏ, 1kg đường cát trắng cùng với 1 bình ngâm chất liệu thủy tinh.

Ta sẽ bắt đầu từ bước làm sạch hoa, bỏ đi phần cuống và đài, chỉ giữ lại phần hoa màu đỏ để ngâm siro mà thôi. Đun sôi nước để thực hiện trùng sơ qua hoa. Điều này nhằm mục đích tránh làm hoa bị lên men trong quá trình ngâm với đường. Sau đó để rao toàn bộ.

Khi hoa Atiso đỏ đã ráo, cho tất cả vào trong bình ngâm. Cứ 1 lượt hoa lại đến 1 lượt đường đến khi nào hết hoa thì mới cho đường lấp kín bình.

Để có được một bình ngâm Atiso màu đỏ rực, bắt mắt, vị thơm ngon, bạn cần phải ngâm trong khoảng 1 tháng. Khi dùng, pha loãng nước, bỏ đá lạnh uống cùng sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc cực kỳ tốt, nhất là vào mùa hè.

Mứt hoa Atiso đỏ

Món mứt hoa Atiso đỏ này thực sự rất phổ biến, thường thấy ở nhiều gia đình Việt. Các chị, các mẹ thường tự tay làm món này để chiêu đãi khách đến chơi nhà.

Nguyên liệu cần có là 2kg hoa Atiso đỏ, khoảng 1.5kg đường cát, 1 ít muối và kèm theo đó là lọ ngâm.

Đầu tiên, ta mua hoa Atiso đỏ về mang đi rửa sạch ít nhất cũng phải 5 lần cho hết bụi bẩn bám. Sau đó, lấy dao cắt sạt phần cuống rồi cho ngâm vào trong hỗn hợp nước muối loãng.

Phần hoa sau khi được tách ra, mang đi rửa sạch và để cho được ráo nước hoàn toàn. Xếp hoa vào bình ngâm xen kẽ từng lớp, cứ một lớp hoa sẽ đến một lớp đường đều nhau.

Bình ngâm phải được để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Và chỉ sau đó từ 4 – 5 ngày, khi đường đã bắt đầu tan hết, ta đổ tách phần hoa và phần nước ra riêng.

Phần nước thì mang đi đun sôi trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút là đã có ngay được một mẻ siro hoa Atiso cực kỳ ngon. Còn phần hoa khi tách riêng xong thì cho lên chảo, sên với lửa nhỏ, đảo nhẹ đến khi nào hỗn hợp ra nước. Khi hỗn hợp sôi nhẹ tầm 5 phút nữa thì mới tắt bếp, để nguội. Phần này cho vào hộp thủy tinh, để tủ lạnh và dùng dần.

Trà Atiso đỏ

Pha trà Atiso đỏ thì thực sự quá đơn giản mà không hề phức tạp. Cũng tương tự như nhiều loại trà khác, cơ bản bạn chỉ cần có nguyên liệu là hoa Atiso đỏ khô, hãm với nước sôi thôi là có thể dùng được. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý đó là tỷ lệ nước và tỷ lệ trà.

Để đảm bảo vị trà thơm ngon, tính dược liệu của trà được phát huy tối đa, bạn cần phải pha trà với tỷ lệ là 10g trà với 2 lít nước. Hãm trà Atiso đỏ một lần rồi sử dụng trong ngày. Cách pha sẽ gồm các bước như sau:

  • Đầu tiên, cho khoảng 10g hoa Atiso khô vào bình.
  • Rót nước sôi ngập bề mặt để tráng sơ qua trà và đổ hết phần nước tráng đỏ đi.
  • Tiếp rục rót thêm một đợt nước sôi mới vào bình, khoảng 2 lít và ngâm trong từ 3 – 5 phút.
  • Cuối cùng, chắt lấy nước để uống.

Đối với những ngày tiết trời nắng nóng, cho trà vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Một số lưu ý khi sử dụng cây Atiso đỏ

Như đã tìm hiểu ở trên, cây Atiso đỏ vốn có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật và giảm cân một cách an toàn, hiệu quả. Thế nhưng, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, bạn phải sử dụng đúng cách, không được lạm dụng thái quá.

Cụ thể, cần lưu ý một số điều quan trọng khi sử dụng các sản phẩm từ cây Atiso đỏ sau đây:

  • Đối với trà Atiso đỏ, có thể cho thêm chút đường để uống cùng nếu bạn bị huyết áp thấp. Thời điểm uống lý tưởng nhất sẽ là sau bữa ăn.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú thì phải hết sức thận trọng khi sử dụng Atiso đỏ. Nếu như đang trong giai đoạn mang thai hay là cho con bú, bạn cần phải tham khảo ngay ý kiến của chuyên gia, bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm chế biến từ Atiso đỏ.
  • Nếu như dùng trà Atiso, tuyệt đối không lấy nước máy để pha. Nước máy đã qua xử lý rất dễ làm cho thức trà bị nồng và chua. Cho nên, ưu tiên sử dụng nước tinh khiết đun sôi thay vì là nước máy để pha trà.
  • Không dùng quá nhiều Atiso đỏ mỗi ngày. Dù là siro, là mứt hay là trà, bạn cũng tuyệt đối không được lạm dụng. Bởi nếu như lượng tiêu thụ quá tải, gan sẽ phải hoạt động nhiều hơn trước.
  • Thời điểm sử dụng hợp lý nhất đối với trà Atiso là sau mỗi bữa ăn. Không dùng khi bụng đang đói.
  • Với rượu Atiso đỏ, không dùng nếu như bạn muốn giảm cân. Trong thời kỳ giảm cân, không sử dụng Atiso đỏ ngâm đường hoặc ngâm rượu. Mà thay vào đó, khuyến khích sử dụng trà Atiso hơn.

Kết lại

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Vuaatiso.com về cây Atiso đỏ và những kiến thức quan trọng cần biết về nguồn gốc, đặc điểm, cách dùng và công dụng cho sức khỏe. Hi vọng, sau bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về cây dược liệu và nâng cao, cải thiện sức khỏe của mình tốt hơn mỗi ngày nhé.

 

Rate this post

Viết một bình luận