Phân biệt giữa Atiso Đà Lạt với Atiso đỏ

Phân biệt giữa Atiso Đà Lạt với Atiso đỏ như thế nào? Thực chất, đây là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Một số người đơn thuần chỉ biết đến tên gọi thảo dược Atiso chứ không hay rằng còn có một loại Atiso đỏ khác nữa. Loài Atiso đỏ này cũng được đánh giá cao bởi những công dụng và giá trị mà nó mang lại.

Vậy, cách phân biệt hai loại cây dược liệu này ra sao? Về hình thức, nguồn gốc, tác dụng hay hương vị có gì khác? Hãy cùng theo dõi bài viết này của Vua Atiso để rõ hơn bạn nhé.

Phân biệt về nguồn gốc

Bạn có thể phân biệt giữa Atiso Đà Lạt với Atiso đỏ dựa trên nguồn gốc xuất sứ của chúng. Ban đầu, chỉ với tên gọi thôi cũng đã phần nào biết được đôi điều. Nhưng trước tiên, chúng tôi muốn làm rõ cho bạn rằng cả hai cây này đều không phải là giống cây gốc tại Việt Nam. Cả Atiso Đà Lạt và Atiso đỏ đều được du nhập về rồi được nghiên cứu, canh tác tại đây.

Dần dần, hai loại cây này trở thành cây thảo mộc nổi tiếng cực kỳ được ưa chuộng. Mọi người chế biến, sản xuất với mục đích chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cũng như chữa bệnh. Do đó mà công tác trồng cây Atiso Đà Lạt và Atiso đỏ mang đến nguồn thu ổn định, nâng cao đời sống bà con.

Nguồn gốc của cây Atiso đỏ

Cây Atiso đỏ thì có tên gọi khác là Hibiscus đến từ vùng Trung Mỹ, Bắc Phi xa xôi. Những năm 1992, cây đã cùng một vị giáo sư Đức đến Việt Nam trong một đợt hợp tác nghiên cứu khoa học.

Đến Việt Nam, loài cây này nhanh chóng có duyên với bà Mai Thị Tấn – nhà khoa học lớn. Bà đã dành trọn cuộc đời mình để tìm tòi, nghiên cứu cách gieo trồng, phát triển cây Atiso đỏ này. Phải kể đến như là nghiên cứu về thời gian trồng, tuyển chọn giống, mật độ, phân bón, sâu bệnh, bảo quản và cả chế biến nữa,…

Nguồn gốc của cây Atiso Đà Lạt

PHÂN BIỆT GIỮA ATISO ĐÀ LẠT VỚI ATISO ĐỎ 1
Nguồn gốc của cây Atiso Đà Lạt

Còn với cây Atiso Đà Lạt, hay còn gọi là Atiso xanh có thể đã làm bạn bất ngờ. Tuy có tên của một thành phố xinh đẹp tại Việt Nam, nhưng nguồn gốc từ xứ Địa Trung Hải. Chỉ là cây Atiso xanh được trồng nhiều và phù hợp với điều kiện khí hậu của Đà Lạt nước ta. Ngày nay, mỗi khi nhắc đến xứ ngàn hoa, người ta nhớ ngay đến biểu tượng hoa Atiso, gọi là thủ phủ của cây Atiso.

Atiso Đà Lạt nổi tiếng trên thế giới cả hàng trăm năm nay. Cây thảo mộc thường được dùng để làm thực phẩm chăm sóc sức khỏe bởi vị thơm ngon cùng thành phần dinh dưỡng dồi dào, đa dạng.

Vào khoảng chừng thế kỷ XX, thực dân Pháp lúc bấy giờ sang xâm lược nước ta. Chúng mang theo loài cây này vào trồng ở nhiều vùng. Như là Lào Cai, Sapa, Tam Đảo và có cả Đà Lạt nữa.

Phân biệt về mặt hình thức

Hình thức của Atiso đỏ

Phân biệt giữa Atiso Đà Lạt với Atiso đỏ chủ yếu tập trung vào hình thức, vẻ bên ngoài. Atiso đỏ thuộc họ bông, là cây sống một năm, có thân thảo, màu tím nhạt, độ cao trung bình 1.5 – 2m. Cây phân nhánh rất nhiều ở đoạn gần gốc. Lá hình trứng, răng cưa xung quanh mép. Vị lá hơi thanh chua nên được chế biến cho nhiều món ăn khác nhau. Hoa Atiso đỏ mọc ở nách, gần như là không có cuống. Quả hình trứng, đài màu đỏ và long thô bao quanh ở bên ngoài.

Với Hibiscus thì đây là loài cây khá đặc biệt. Trên thực tế, cây ưa nắng nên có khả năng sinh trưởng, phát triển ở nhiều vùng thổ nhưỡng khác nhau trên đất Việt Nam. Nhất là những vùng khắc nghiệt như là đồi núi hay nơi nắng nóng. Tiêu biểu là Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây hay Bắc giang,… Dù rằng Atiso đỏ cũng được trồng nhiều ở Đà Lạt nhưng chất lượng của thảo dược trồng ở đây không cao bằng các vùng khác.

Hình thức của Atiso Đà Lạt

Nếu là phân biệt giữa Atiso Đà Lạt với Atiso đỏ dựa vào hình thức, tin chắc rằng mọi người sẽ dễ dàng nhận ra. Atiso Đà Lạt hay Atiso xanh thân thảo, họ cúc, cao trung bình 1 – 2m và đặc biệt rất cứng, lại có phủ lông mịn màu trắng bên ngoài nữa. Lá Atiso to, dài và mọc vị trí so le nhau. Ở mặt dưới lá có lông, mặt bên trên màu xanh lục.

Khác với cây Atiso đỏ thì hoa Atiso Đà Lạt hình đầu, to, mọc ở phần ngọn. Màu hoa có khi là màu xanh, cũng có khi tím hay đỏ rất đẹp. Hơn nữa, hoa còn có lông mềm màu tím nhạt rất yêu. Bên ngoài có nhiều cánh nhỏ, được gọi là lá bác. Lá này hơi to, dày, nhọn, cứng.

Vốn Atiso Đà Lạt là cây có đặc tính sinh trưởng phù hợp với vùng ôn đới mát mẻ. Tuy được trồng, canh tác ở nhiều vùng khác nhau là khác nhưng chỉ có Đà Lạt, SaPa là hai vùng trồng Atiso xanh nổi tiếng nhất. Song, Atiso Đà Lạt vẫn là chất lượng hơn, được ưa chuộng nhiều.

Các nhà khoa học đều đánh giá rất cao Atiso Đà Lạt bởi hàm lượng vitamin và các dưỡng chất dồi dào. Vì có được lợi thế ấy mà bà con nơi đây đã phát triển rộng mở ngành trồng cây Atiso, đưa cây trở thành đặc sản của xứ ngàn hoa.

Phân biệt về mùa vụ trồng

Mùa vụ của Atiso đỏ

PHÂN BIỆT GIỮA ATISO ĐÀ LẠT VỚI ATISO ĐỎ 4
Mùa vụ của Atiso đỏ

Phân biệt giữa Atiso Đà Lạt với Atiso đỏ còn có thể dựa trên mùa vụ trồng nữa. Atiso đỏ thì trồng chủ yếu vào mùa Xuân, cỡ tháng 2 tháng 3. Sau 9 tháng, cây cho quả. Thế nên chính vụ rơi vào khoảng tháng 11 trong năm.

Một số vùng khác thì có xu hướng trồng cây sớm hơn nên tầm tháng 8 đã có hoa bán rồi. Mọi người có thể tranh thủ mua hoa tươi về sên mứt, nấu canh chua, làm siro, salad hay bánh ăn đều rất ngon và tốt cho sức khỏe.

Mùa vụ của Atiso Đà Lạt

Cây Atiso xanh thì mùa vụ chính rơi vào cỡ tháng 4 tháng 5. Mùa vụ phụ của cây tầm tháng 6 tháng 7. Tranh thủ vào thời gian này bạn có thể mua hoa tươi về để chế biến những món ăn ngon, những thức uống, thức trà tươi mát.

Phân biệt về công dụng

Công dụng của Atiso đỏ

Nếu mà bỏ lỡ cách phân biệt giữa Atiso Đà Lạt với Atiso đỏ thì thực sự là một thiếu sót lớt. Đây là một nguồn thông tin rất quan trọng mà mọi người cũng rất quan tâm nữa. Hoa Atiso đỏ chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và dược tính. Thế nên rất được khuyên dùng để phòng bệnh cho cơ thể. Đặc biệt khuyến khích bạn tham khảo cách ướp hoa Atiso với đường uống tại nhà rất thanh mát, bổ dưỡng.

Dưới đây là một số công dụng nổi bật của Atiso đỏ đã được khoa học chứng minh:

  • Hỗ trợ làm hạ huyết áp và giảm bớt lượng cholesterol trong máu.
  • Hỗ trợ giúp giảm cân, giải tỏa căng thẳng, stress và tăng sự tập trung, tăng trí nhớ hiệu quả.
  • Bổ sung loạt vitamin A, C, D, E tốt cho sức khỏe. Đặc biệt rất giàu chất chống oxy hóa nên giúp làm chậm quá trình lão hóa.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, nhuận tràng và chống táo bón.
  • Làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hay các bệnh có liên quan đến tim mạch. Đồng thời tăng cường chức năng của gan.
  • Nâng cao khả năng miễn dịch với lượng vtamin C dồi dào.

Công dụng của Atiso Đà Lạt

PHÂN BIỆT GIỮA ATISO ĐÀ LẠT VỚI ATISO ĐỎ 3
Công dụng của Atiso Đà Lạt

Công dụng của Atiso Đà Lạt chắc hẳn nhiều người nắm rõ hơn là Atiso đỏ. Và tin rằng giá bông Atiso 2023 mà chúng tôi có cập nhật cũng đã phần nào giúp bạn định vị được giá trị, vị trí của Atiso Đà Lạt này. Atiso Đà Lạt có thể dùng mọi bộ phận để chế biến thực phẩm, sản phẩm chăm sóc cho sức khỏe. Ví dụ như là cao Atiso, trà túi lọc, Atiso tươi hay Atiso khô,..

Dưới đây là một vài công dụng mà bạn có thể tham khảo:

  • Atiso Đà Lạt hỗ trợ làm tăng chức năng gan, mát gan, đào thải chất độc. Đặc biệt là phòng bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan…
  • Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Kích thích điều tiết và lưu thông tuyến mật.
  • Làm giảm bớt lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
  • Chống quá trình oxy hóa, giúp mang lại làn da tươi trẻ, tràn đầy sức sống.
  • Tái tạo và làm đẹp da.
  • Bổ sung chất xơ cho cơ thể.
  • Phòng ngừa bệnh ung thư.
  • Làm ngăn chặn quá trình xơ vữa ở động mạch một cách hiệu quả.

Kết lại

Trên đây là toàn bộ thông tin Vuaatiso.com cung cấp để giúp bạn phân biệt giữa Atiso Đà Lạt với Atiso đơn giản, dễ dàng mà hiệu quả hơn. Mỗi một loại đều có những công dụng, lợi ích khác nhau. Vì vậy tùy vào sở thích hay mục đích sử dụng để lựa chọn loại phù hợp nhất. Hi vọng bạn sẽ thích nội dung bài viết này của chúng tôi!

Rate this post

Viết một bình luận