Bạn có biết cách sơ chế bông Atiso thế nào không? Thực phẩm này nhà nhà yêu thích, ưa chuộng nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến đúng chuẩn. Việc bóc tách sao để giữ lại được đầy đủ dưỡng chất, giúp món ăn không bị đắng, vị ngon nhất có thể là rất quan trọng và ai cũng quan tâm.
Trong chế biến món ăn với hoa Atiso, người ta chỉ giữ lại phần bông. Song, cần chú ý đến thời gian bởi nếu để lâu sẽ bị cứng và mất đi giá trị của nó. Phần ngon và bổ nhất là tim Atiso – phần sau khi đã được bỏ hết nhụy với cánh.
Vậy, cách sơ chế bông Atiso và làm món Atiso hấp thanh đạm ra sao? Cùng theo dõi bài viết này của Vuaatiso.com để biết thêm thông tin chi tiết bạn nhé.
Hướng dẫn cách sơ chế bông Atiso tại nhà đúng chuẩn
Bước 1:
Đầu tiên, để sơ chế bông Atiso, bạn cần phải cắt rời phần thân và phần hoa ra. Sau đó thì cắt bông Atiso thành 4 phần bằng nhau. Nhưng nếu bông nhỏ thì bạn cũng có thể chỉ cắt làm đôi.
Bước 2:
Sau khi cắt xong, dùng đầu nhọn của con dao để lấy hết phần nhụy ra ngoài. Bước này không được bỏ qua bởi sẽ giúp cho món ăn không bị đắng khi chế biến. Tuy nhiên, bạn chú ý là tuyệt đối không được cắt quá sâu vào trong phần hoa, như vậy sẽ rất lãng phí.
Ngâm phần hoa mới sơ chế xong vào trong chậu nước đá. Cho thêm muối hạt và chanh để giúp cánh hoa không bị thâm đen.
Bước 3:
Sau khi ngâm xong, bạn vớt ra ngoài, rửa sạch rồi mang đi để chế biến.
Cùng Vuaatiso.com làm món Atiso hấp thanh đạm, tốt cho sức khỏe
Sơ chế bông Atiso thành công, ta cùng bắt tay vào bếp làm món hấp thanh đạm, đơn giản mà bổ dưỡng cho sức khỏe nhé.
Nguyên liệu cần có
- Bông Atiso: 2 bông lớn
- Chanh: 1/2 quả
- Muối: 1 thìa cafe
- Nước
- Bơ nấu chảy (có thể có hoặc không)
- Mayonnaise (có thể có hoặc không)
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế bông Atiso
Chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách sơ chế bông Atiso ở trên. Nhưng nếu bạn muốn thực hiện kỹ hơn với món ăn này, có thể tham khảo thêm cách làm bên dưới:
- Rửa hoa Atiso: Dùng nước lạnh rửa hoa và lấy khăn giấy để thấm cho khô. Bên trong chóp lá thường sẽ chứa rất nhiều bụi bẩn nên bạn phải tỉ mỉ dùng ngón tay rửa cho thật kỹ trong từng lá.
- Bạn ngâm hoa trong nước lạnh vài phút trước khi rửa (nhưng không bắt buộc). Tuy nhiên, rửa hoa trong nước lạnh được xem là cách hiệu quả nhất để giúp bạn làm sạch hoa Atiso tốt hơn.
- Không rửa hoa trước khi mang đi bảo quản nếu không sẽ rất nhanh hư. Bạn chỉ rửa ngay khi muốn hấp mà thôi.
- Tiếp theo là cắt bỏ phần cuống. Lấy dao sắc cắt bỏ cuống và chỉ giữ lại tầm 2.5cm. Có thể cắt bỏ hoàn toàn nếu muốn đặt bông Atiso thẳng đứng. Cuống hoa cũng ăn được song lại hơi đắng nên một số ít người sẽ không thích ăn.
- Tiếp đó là lột lá ở ngoài. Lấy tay để lột thủ công lá bên dưới hoa Atiso. Lá có thể lột bằng tay nhưng nếu quá khó, bạn có thể dùng deo hay kéo đều được. Chỉ việc lột bỏ đi lá nhỏ với xơ chứ không lột lá ở mặt bên đâu nhé.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt bỏ chóp hoa nếu muốn. Đặt ngang hoa Atiso, lấy dao cắt 2.5cm ở chóp. Tiếp tục cắt bỏ chóp gai của những chiếc lá bên ngoài. Phần lá này thực tế có thể hấp ăn được những chóp nhọn thường làm xước miệng và vị nó cũng không mấy là ngon.
- Cuối cùng là xử lý bằng chanh. Dùng nửa quả chanh xoa lên mặt cắt của hoa Atiso. Hoa Atiso rất dễ bị oxy hóa, chuyển thành màu nâu sau khi cắt. Axit trong chanh giúp làm chậm quá trình oxy hóa cho đến khi ta sẵn sàng chế biến và thưởng thức.
Bước 2: Hấp Atiso
Cách 1: Hấp hoa Atiso trên bếp lửa
- Tiến hành đun sôi nước trong nồi. Chú ý chọn nồi có lòng sâu và lớn đủ chỗ hấp. Đổ nước vào ngập nồi tầm 5cm rồi đun sôi bên dưới ngọn lửa lớn. Mực nước phải thấp, ở dưới đáy của rổ hấp.
- Cho nước cốt chanh cùng với muối vào nước. Nửa quả chanh còn lại cũng cắt vào và rắc thêm muối. Đun sôi trong vòng vài phút. Khi đã cho nước cốt chanh cùng muối vào rồi thì đặt cả rổ hấp lên nồi. Nếu cần thì bạn cũng có thể cho thêm nước để đủ ngập nhé.
- Ở đây, nước cốt chanh và muối là hai nguyên liệu rất quan trọng, cần thiết để tạo hương vị đặc biệt cho hoa Atiso. Hơn nữa, như đã nói, nước cốt chanh còn giúp làm ngăn chặn sự oxy hóa.
- Đặt hoa lên rổ hấp. Phần cuống úp xuống dưới và tuyệt đối không xếp chồng lên nhau.
- Đậy nắp nồi lại và hạ mức lửa vừa. Nước phải sôi nhưng phải được sôi quá lớn và bắn lên đáy của rổ hấp.
- Hấp trong vòng 25 – 35 phút cho đến khi bạn có thể sử dụng mũi dao đêm vào nụ hoa một cách dễ dàng. Hoặc là dùng tay, dụng cụ để gắp kéo lá bên trong ra. Nếu nước cạn nhanh thì hãy chủ động đổ thêm nước vào. Tuy nhiên, đừng mở nắp quá nhiều lần để tránh hơi nước thoát ra ngoài và hấp phải lâu hơn.
Cách 2: Hấp bằng lò vi sóng
Phương pháp này là phương pháp thay thế nếu bạn không chọn hấp trên bếp lửa.
- Đầu tiên, pha nước, cốt chanh với muối vào trong đĩa dùng của lò vi sống. Đổ nước sao cho đủ ngập đĩa tầm 1.3cm. Vắt thêm một nửa quả chanh rồi rắc muối vào, khuấy đều.
- Đặt hoa Atiso lên đĩa. Nhúng cuống hoa Atiso vào nước trước rồi mới lật lại. Làm thế nào để phần lá phía trên cũng được nhúng vào nước. Bằng cách nhúng hai đầu vào nước thì hoa Atiso sẽ được phủ đều và nhiều nước muối với cốt chanh hơn.
- Úp ngược hoa Atiso khi hấp lò vi sóng để tránh đọng nước lại trong lá.
- Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, quấn kín đĩa để tránh hơi nước thoát ra ngoài. Bạn cũng có thể dùng nắp thay thế màng bọc thực phẩm nếu như đĩa có nắp vừa khít. Nếu nắp hơi lỏng thì nên chọn cả hai.
- Hấp trong vòng từ 10 – 13 phút. Sau phút thứ 9, thứ 10, bạn kiểm tra xem Atiso đã chín chưa và cân nhắc hấp thêm nếu thật sự cần thiết.
Kết lại
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Vuaatiso.com về cách sơ chế bông Atiso và làm món bông Atiso hấp đơn giản, thanh đạm mà lại bổ dưỡng. Nếu như bạn yêu thích những món ăn này nhưng chưa mua được nguyên liệu, có thể tham khảo mua hoa Atiso tươi ở Hà Nội hoặc tìm kiếm mua hoa Atiso tươi ở đâu TP HCM.
Cuối cùng, xin cám ơn và hi vọng bạn sẽ thích bài viết này.
Xin cám ơn!
Tôi là một người xuất thân từ thành phố Đà Lạt, nơi được coi là thủ phủ của cây atiso. Tôi là một người đam mê kinh doanh các sản phẩm từ Atiso và đã đặt mục tiêu mang đến những thông tin bổ ích về Atiso đến với những người yêu Atiso.
Với sự hiểu biết sâu sắc về atiso, Tôi đã nghiên cứu và chia sẻ nhiều bài viết hữu ích về cây atiso, cách trồng atiso, thu hoạch và chế biến atiso, cũng như về trà atiso và các lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Các bài viết của Tôi trên trang chủ vuaatiso.com không chỉ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cây atiso và trà atiso, mà còn hướng dẫn cách thưởng thức và tận hưởng hương vị đặc biệt của trà này.