Các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau?

Các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau ăn có được hay không? Một vấn đề hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là các chị, các mẹ, những bà nội trợ trong gia đình. Từ lâu, Atiso đã được biết đến là thức dược liệu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Ta có thể dùng cao Atiso, trà Atiso tươi, trà Atiso túi lọc cho đến rượu ngâm, canh hầm,….

Câu hỏi đặt ra là Atiso đa năng như thế liệu có dùng làm rau được không? Nếu có thì đó là những bộ phận nào? Cùng theo dõi bài viết này của Vua Atiso để rõ hơn thông tin chi tiết bạn nhé.

Các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau được không?

Các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau 1
Các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau được không?

Để trả lời câu hỏi các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau được không thì ta phải bàn đến nguồn gốc, đặc điểm của nó. Atiso là cây lá gai, họ hoa cúc và đến từ miền Nam của Châu Âu. Từ giữa thế kỷ 15, cây đã được người Cổ La Mã và người Cổ Hy Lạp trồng, sản xuất với mục đích làm làm rau ăn.

Thế nên, bạn cũng dễ dàng nhận được câu trả lời cho câu hỏi trên. Đó là bộ phận của cây Atiso hoàn toàn có thể làm rau ăn được và rất tốt cho sức khỏe.

Đến Việt Nam vào đầu thế kỷ 20, cây thảo dược được trồng nhiều ở Tam Đảo, Sa Pa và đáng kể nhất phải kể đến là Đà Lạt. Ngày nay, Đà Lạt được mệnh danh là thủ phủ của Atiso nổi tiếng trứ danh.

Nói về đặc điểm, cây Atiso có thân thẳng, cứng, khía dọc và độ cao có thể đạt lên đến 2 mét. Lá cây to, độ dài từ 50 – 80cm và mọc so le so với thân cây. Rìa lá có họa tiết răng cưa nhưng không đồng đều. Bề mặt trên của lá có màu xanh lục và mặt dưới có lông tơ màu trắng. Cuống lá to, ngắn.

Hoa Atiso màu đỏ tím hay là tím lơ nhạt thường mọc ở đầu ngọn. Phấn lá bao bọc xung quanh bông hoa, dày và nhọn. Đế phủ đầy lông tơ. Quả nhắn, bóng có màu nâu sẫm và mào lông màu trắng.

Điểm danh các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau xanh tốt cho sức khỏe

Các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau 2
Điểm danh các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau xanh tốt cho sức khỏe

Thực tế, hầu như mọi bộ phận trên cây Atiso đều có thể được dùng để làm rau xanh, chế biến nên những món ăn ngon và bổ dưỡng cho gia đình. Bạn có thể tham khảo thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây:

Đầu tiên trong các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau phải kể đến là lá cây. Lá Atiso thường sẽ được thu hái vào đoạn đầu năm, đó là lúc mà cây vẫn chưa ra hoa. Hoặc lá thu hái trước đợt Tết Âm lịch tầm 1 tháng. Sau khi thu hoạch xong thì lá cây sẽ được mang đi phơi hay là sấy khô để dễ bảo quản và chế biến.

Tiếp theo là rễ với thân. Rễ và thân cây Atiso sẽ được thu hoạch khi kết chính thức kết thúc thời kỳ sinh trưởng. Mục đích chính là dùng làm thuốc chữa bệnh.

Cuối cùng là đế hoa với lá bắc. Hai bộ phận này được dùng nhiều để làm trà và nấu canh hầm với giò heo, xương heo ăn rất bổ. Công dụng thanh lọc cơ thể là rất tốt.

Thành phần dinh dưỡng của các bộ phận cây Atiso đùng để làm rau

Atiso nổi tiếng trứ danh mà có lẽ ai ai cũng được biết đến. Đây là thức rau xanh cao cấp, là sản phẩm, là biểu tượng đặc trưng của thành phố Đà Lạt sương mù. Dược liệu tính mát, vị ngọt đắng, không có độc mà chỉ có loạt thành phần dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người. Thế nên chúng ta thường dùng nó thay thế trà uống hằng ngày và chế biến những món ngon phục vụ gia đình.

Nói đến thành phần dinh dưỡng của các bộ phận cây Atiso đùng để làm rau, đó thực sự là một điều rất tuyệt. Một bộ phận tiêu biểu như cụm hoa (gồm mang hoa, lông tơ, lá bắc). Theo phân tích của các nhà khoa học về định lượng thì cứ 100g bông Atiso sẽ chứa từ 3 – 3.15g protein, 0.1 – 0.3g lipid, 11 – 15g glucid và khoảng 82g nước. Trong đó, glucid rất tốt cho những người bị tiểu đường.

Bên cạnh đó, không quên kể đến loạt khoáng chất như là photpho, sắt, mangan, vitamin A, B1, B2 và C. Khi nấu chín bông Atiso, ăn vào có tác dụng bổ dưỡng, tăng lực, hỗ trợ thúc đẩy và kích thích hệ tiêu hóa. Hơn nữa, bạn sẽ có cảm giác thật ngon miệng khi ăn.

Ngoài ra, hoa Atiso còn lợi cho gan mật, trợ tim. lợi tiểu, chống độc, làm tăng tiết sữa cho các mẹ khi hầm cùng với chân giò.

Giới Đông Y đặc biệt đánh giá cao bông Atiso bởi chúng được dùng rất nhiều trong những trường hợp viêm gan, đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ bị ít sữa, thấp khớp, tiểu đường thống phong, nóng trong người và suy nhược cơ thể,…

Cho nên mới nói, đây là thực phẩm an toàn, lành tính được yêu thích của mọi gia đình.

Hướng dẫn cách chế biến bông Atiso đơn giản tại nhà

Các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau 3
Hướng dẫn cách chế biến bông Atiso đơn giản tại nhà

Nếu bạn còn chưa quen với cách làm bông Atiso tươi tại nhà thì hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi. Đơn giản thôi.

Đầu tiên, ta sửa sạch toàn bộ bông Atiso đã chuẩn bị sẵn. Sau đó thì chẻ dọc thành khoảng 5 – 6 miếng tùy vào nhu cầu ăn uống của gia đình. Tiếp theo đó mang đi luộc chín, nấu canh hầm với xương hay giò lợn. Hoặc không, bạn cũng có thể xào cùng các loại nấm ăn rất bắt.

Có một chú ý nhỏ mà bạn nên biết đó là khi nấu bông Atiso thì ta sẽ không dùng nồi nhôm hay là nồi gang. Bởi những nồi kim loại này sẽ khiến cho Atiso của chúng ta bị mất màu. Như vậy thì thức ăn lên bàn sẽ có vị chát và đắng rất khó ăn đó nhé.

Kết lại

Trên đây là những chia sẻ của Vuaatiso.com về các bộ phận cây Atiso dùng để làm rau. Nếu bạn quan tâm những lợi ích sức khỏe, làm đẹp của loại dược liệu thiên nhiên này thì hãy mua ngay về để chế biến món ngon cho gia đình của mình nhé.

Cuối cùng, xin cám ơn vì đã ủng hộ bài viết này.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận