Tìm hiểu cách chế biến cao Atiso Đà Lạt

Atiso là cây thảo dược với rất nhiều thành phần lợi cho sức khỏe, được y học đánh giá cao. Từ lâu đã nổi tiếng trứ danh trên mảnh đất Đà Lạt sương mù, được mệnh danh là thủ phủ của Atiso.  Và đã có rất nhiều sản phẩm trà, thảo dược và cao điều chế từ loài cây này.

Trong số đó, cao Atiso được nhiều người biết đến là một thực phẩm đa năng có công dụng bổ gan, làm đẹp và mang đến giấc ngủ ngon, sâu. Sản phẩm này được bày bán phổ biến tại các siêu thị, hàng quán trên thị trường. Song, bạn cũng hoàn toàn có thể tự tìm hiểu và chế biến cao Atiso tại nhà một cách đơn giản, hiệu quả.

Vậy thì cách chế biến cao Atiso Đà Lạt thế nào cho đúng chuẩn? Nếu bạn quan tâm, hãy cùng theo dõi bài viết này của Vuaatiso.com hôm nay để rõ hơn bạn nhé.

Cao Atiso là gì?

TÌM HIỂU CÁCH CHẾ BIẾN CAO ATISO ĐÀ LẠT 1
Cao Atiso là gì?

Trước khi tìm hiểu cách chế biến cao Atiso Đà Lạt, cùng tìm hiểu xem đây là thảo dược gì. Cho những ai chưa biết thì cao Atiso chính là một hợp chất có màu đen, làm từ thân, lá, rễ và hoa của cây Atiso.

Quy trình sản xuất sản phẩm hết sức công phu, trải qua nhiều công đoạn. Nhà nghề sẽ tiến hành chưng cất qua lò hơi sau khi đã nấu xong và thành phẩm thu được là một chất lỏng. Chất lỏng này lại tiếp tục được chưng cất, tạo thành hỗn hợp đen dạng cô đặc rất sệt.

Mùi hương của cao Atiso rất đặc trưng, đó là mùi thơm của thuốc bắc. Vị của cao còn tùy thuộc vào thành phần, nguyên liệu mà nhà nghề chọn nấu. Nếu như nấu bằng lá thì đa phần cao Atiso sẽ rất đắng. Còn nếu nấu bằng thân hay hoa thì sẽ có vị ngọt và dễ chịu vô cùng.

Vậy nên dùng lá hay bông để chế biến cao Atiso?

Khi tìm hiểu, nghiên cứu về cách chế biến cao Atiso Đà Lạt, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu giữa cao lá và cao bông thì loại nào sẽ tốt hơn? Nên dùng lá hay bông để chế biến cao? Thực ra, điều này là hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng, sử dụng của mỗi người. Bạn có thể dựa trên thông tin dưới đây để quyết định nguyên liệu điều chế phù hợp.

Cao lá Atiso

Cao lá Atiso là sản phẩm với thành phần chính là lá của cây Atiso. Hoạt chất chính giúp chống oxi hóa là Cynarin với liều lượng 5 – 7% trong khoảng 100gr cao Atiso. Đây là một hợp chất hết sức quan trọng, mang đến nhiều lợi ích tốt cho gan và mật. Cụ thể giúp tăng cường chức năng của gan, mật và hỗ trợ giải các chất độc hại. Vì thế mà cao lá Atiso là rất hiệu quả và lý tưởng cho những ai đang mắc bệnh tiểu đường hay là cao huyết áp,…

Cao bông Atiso

Khác với cao lá Atisô thì cao bông là sự kết hợp giữa thân, bông và một ít lá. Với sản phẩm này, thường hoạt chất Cynarin chỉ chiếm khoảng 2 – 3% trong 100gr. Công dụng chính là giúp thanh nhiệt, giải độc làm mát gan. Đồng thời còn bổ sung loạt khoáng chất xơ tốt cho cả cơ thể và cả hệ đường tiêu hóa.

Tìm hiểu cách chế biến cao Atiso Đà Lạt đơn giản mà hiệu quả nhất

TÌM HIỂU CÁCH CHẾ BIẾN CAO ATISO ĐÀ LẠT 2
Tìm hiểu cách chế biến cao Atiso Đà Lạt đơn giản mà hiệu quả nhất

Cách chế biến cao Atiso Đà Lạt thực ra không phải là quá khó và ai cũng có thể làm được. Thường trong năm, hoa Atiso sẽ được thu hái vào thời điểm mà chúng chưa nở. Cụ thể là khoảng vào đoạn từ tháng 12 cho đến tháng 2 của năm sau. Và sau khi thu hái xong, hoa (bông) Atiso sẽ được tiến hành chế biến cao qua các bước dưới đây.

  • Đầu tiên, hoa khi thu hái về sẽ được phân loại. Sau đó tuyển chọn những cây hoa chất lượng tốt nhất và chế biến thành cao Atiso.
  • Những cây hoa được tuyển chọn kỹ lưỡng mang đi rửa cho thật sạch. Sau đó mang toàn bộ đi chưng cách và nấu cách thủy. Thời gian nấu trong vòng hơn 24 giờ đống hồ. Điều này sẽ giúp giải phóng tất cả dưỡng chất có trong hoa Atiso.
  • Những bông hoa Atiso khi chưng cách thủy xong sẽ tách lớp. Lúc đó, chúng bắt đầu có hiện tượng cô đặc lại, cụ thể là cô đặc chân không.
  • Trải qua một thời gian dài cô đặc chân không thì ta thu được lượng cao nguyên chất, chất lượng. Màu cao Atiso đen óng và rất sánh dẻo.

Sử dụng cao Atiso đúng cách như thế nào?

Tìm hiểu về cách chế biến cao Atiso Đà Lạt thôi là chưa đủ, bạn cần phải sử dụng cao một cách khoa học và hợp lý thì mới có thể phát huy tối đa công dụng của nó cho sức khỏe và làm đẹp.

Có nhiều cách dùng cao Atiso khác nhau, điều này còn tùy vào từng kiểu người, từng kiểu thể trạng nữa.

  • Người lớn tuổi thì pha cao với nước uống. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần chỉ 1/4 muỗng cao. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp mang đến một giấc ngủ ngon, sâu.
  • Người sử dụng rượu bia thì uống cao ngay sau khi dùng xong để giúp gan giải độc hiệu quả.
  • Với trẻ nhỏ, việc sử dụng cao Atiso phải hết sức thận trọng. Liều dùng cho trẻ mỗi ngày chỉ 1/4 muỗng cà phê. Còn nếu như bố mẹ muốn trẻ dễ uống hơn, ta có thể kết hợp cùng một chút ít mật ong.
  • Với phụ nữ đang mang thai, thời gian 3 tháng đầu là rất quan trọng do thai nhi vẫn còn chưa ổn định. Thế nên việc sử dụng cao Atiso vào thời kỳ này là rất tốt. Cao thảo dược giúp đào thải các chất độc tố, nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng được khuyến khích dùng cao Atiso đó là: Người cao huyết áp, người mất ngủ, người ăn không ngon, người hay bị nóng trong người, người bị mụn nhọt,…

Kết lại

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Vuaatiso.com về cách chế biến cao Atiso Đà Lạt. Cao Atiso thực là một thứ thảo dược thiên nhiên tuyệt vời và nếu sử dụng thường xuyên, đều đặn thì vô cùng tốt.

Ngoài cao Atiso, bạn còn có thể dùng trà. Tham khảo thời gian xem khi nào thì nên uống trà Atiso là phù hợp. Thức trà này vừa tốt cho sức khỏe, làm đẹp. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi uống trà Atiso có hết mụn không. Nhưng phải thật kiên trì, dùng thường xuyên và đều đặn.

Chăm sóc sức khỏe thể chất và làm đẹp an toàn, hiệu quả với cao Atiso quả là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thể tự chế biến cao Atiso tại nhà thành công.

 

Rate this post

Viết một bình luận